Với sự bùng nổ làn sóng Livestream trên các nền tảng Social Media nhất là Tiktok. Trong 2 năm trở lại đây, thuật ngữ KOC ra đời và ngày càng nhiều KOL/Influencer chuyển hướng qua KOC marketing. Mặc dù KOC còn khá mới nhưng lại đang dần thay thế xu hướng KOL và tác động mạnh mẽ đến quyết định của người mua hàng. Vậy KOC là viết tắt của từ gì? Tìm hiểu về nghề KOC? Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
KOC là gì ? KOC được viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer. Giống với KOLs, KOC là những người có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường. Công việc của họ là nhận sản phẩm/dịch vụ sau đó trực tiếp thử nghiệm và đưa ra những đánh giá, nhận xét mang tính khách quan.
Tiếp theo, họ sẽ làm video hoặc đăng tải các bài viết và chia sẻ thông tin đến nhóm người đang theo dõi họ. Số lượng người theo dõi của KOC đa số nhỏ hơn nhiều so với KOL, tuy nhiên nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Xu hướng KOC được đánh giá mang đến tác động mạnh mẽ với người tiêu dùng hơn KOL.
KOC được viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer
KOC là viết tắt của là Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt), chỉ những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường.
Công việc chính của KOC là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét. Họ không cần là người có chuyên môn sâu cũng như tầm ảnh hưởng lớn như KOL (Người dẫn dắt dư luận chủ chốt). Vì vậy, KOC trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo nội dung số
Để tham gia vào mạng lưới KOC , bạn cần đáp ứng đủ những yếu tố như: xác định công chúng, thế mạnh của bản thân, chuyên môn, sáng tạo nội dung và mức độ lan truyền. Thông qua đường dẫn liên kết được gắn trong các bài viết trên mạng xã hội, KOC sẽ dẫn người dùng về website mua hàng và nhận hoa hồng khi có đơn hàng thành công.
Thu nhập trung bình của một KOC dao động trong khoảng 8-10 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 100-150 triệu đồng/tháng. Trong đại dịch Covid -19, việc ở nhà mua sắm và đăng các bài viết lên mạng xã hội, thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng trở thành công việc "hái ra tiền" của nhiều bạn trẻ.
Công việc chính của KOC là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những đánh giá, nhận xét
Để chiến dịch marketing trở lên hiệu quả, các nhãn hàng cần đánh giá đúng chất lượng của các KOC để đưa ra lựa chọn hợp lý và chính xác nhất. Có 3 tiêu chí để đánh giá chất lượng KOC hiện nay: Relevant, Performance và Growth. Trong đó:
Đây là chỉ số đánh giá độ Viral của những nội dung KOL chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, nó sẽ là tiêu chí để đánh giá mức độ phù hợp của KOL với nhãn hàng và ngành hàng.
Với nhóm KOL có hiểu biết chuyên môn cao về ngành hàng thì tỷ lệ Relevant tương đối cao, giao động từ 60 – 70%. Từ đó có thể đánh giá được chiến dịch có đem lại hiệu quả hay không.
Đây là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả đối với doanh thu mà KOL thu về cho nhãn hàng thông qua hoạt động quảng cáo và truyền thông về sản phẩm.
Những KOL có khả năng sáng tạo những nội dung thu hút, đánh trúng tâm lý nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ được đánh giá là KOL có tầm ảnh hưởng lớn.
Để chiến dịch Influencer Marketing đem lại hiệu quả tối ưu, thương hiệu cần liên tục đổi mới và sáng tạo các nội dung khác nhau dựa trên những thông tin về sản phẩm.
Dựa trên việc cập nhật xu hướng của người tiêu dùng liên tục, nhãn hàng sẽ lựa chọn những KOL sở hữu lượng fan là nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng tới để có được chiến dịch quảng bá thành công nhất.
Các nhãn hàng sẽ đánh giá đúng chất lượng của các KOC để đưa ra lựa chọn hợp lý và chính xác nhất
Qua bài viết này, tôi mong rằng bài viết của mình sẽ mang đến thật nhiều thông tin bổ ích về những vấn đề liên quan đến KOC là viết tắt của từ gì? Tìm hiểu về nghề KOC? giúp bạn đánh giá đúng đắn, và từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc gì, bạn có thể tìm hiểu thêm tại skillking.fpt.edu.vn