Tác hại của nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp chỉnh hình dáng mũi phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, mọi người cần biết rõ về tác hại của nâng mũi cấu trúc cũng như cách phòng ngừa để tránh gặp tình trạng “tiền mất tật mang”.
Có nên nâng mũi cấu trúc không?
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật thẩm mỹ phức tạp ứng dụng công nghệ hiện đại, được thực hiện với mục đích cải thiện toàn bộ các khuyết điểm của mũi như lệch, thấp, mũi ngắn, sống gồ gãy,...
Phương pháp này mang lại hiệu quả vượt trội, giúp mọi người sở hữu dáng mũi cao thẳng, thon gọn hoàn hảo như mong muốn. Theo đó, đây chính là giải pháp làm đẹp mà bạn nên lựa chọn.
Tác hại của nâng mũi cấu trúc có thể gặp
Bên cạnh các ưu điểm, nâng mũi cấu trúc sẽ can thiệp sâu tới cấu trúc mũi bao gồm sống mũi, đầu mũi, cánh mũi, vách ngăn mũi,... Nếu không được tiến hành bài bản, ca phẫu thuật sẽ gây ra nhiều vấn đề như:
Tác hại ngắn hạn
- Đau nhức: Sau khi đặt sụn, mũi sẽ có cảm giác căng tức và nhức nhối khó chịu. Mọi người không nên lo lắng vì hiện tượng này sẽ biến mất sau vài ngày
- Sưng bầm: Tình trạng sưng và bầm tím xuất hiện ở vùng mũi, gò má và mắt. Đây là hiện tượng bình thường sau phẫu thuật và kéo dài khoảng 5 - 10 ngày
- Tụ dịch: Dịch tiết tại khoang mũi và cổ họng có thể tăng lên trong vài ngày sau khi nâng mũi. Tuy nhiên mọi người cần theo dõi và đến gặp bác sĩ nếu dịch nhầy kèm theo máu hoặc vết thương xuất huyết nhiều
Tác hại lâu dài
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là một biến chứng nguy hiểm gây đau đớn, phù nề, sốt và chảy mủ ở vùng mũi. Nếu không được xử lý kịp thời, nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử mũi
- Dị ứng: Nếu bị dị ứng sụn nhân tạo, mọi người sẽ nhận thấy các biểu hiện như ngứa, đỏ tấy hay chảy dịch ở mũi. Trong trường hợp nặng, dị ứng sụn có thể dẫn đến rách da và thủng đầu mũi
- Mũi biến dạng: Theo thời gian, sụn bị lệch khỏi vị trí ban đầu khiến dáng mũi tụt thấp hoặc đầu mũi phồng to bất thường. Đây là hậu quả khi dùng sụn kém chất lượng hoặc do kỹ thuật của bác sĩ không đảm bảo
Cách xử lý khi gặp biến chứng nâng mũi
Trong suốt quá trình phục hồi, mọi người cần sát sao theo dõi tình trạng của mũi. Nếu có những triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra và được chỉ định biện pháp xử lý phù hợp.
Với trường hợp viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê đơn một số loại kháng sinh để loại bỏ ổ viêm. Với các vấn đề liên quan đến sụn hoặc cấu trúc mũi, bạn cần chuẩn bị tâm lý cho tình huống phải tháo sụn và đặt sụn mới.
Lưu ý để giảm thiểu tác hại của nâng mũi cấu trúc
Để giảm thiểu tác hại của nâng mũi cấu trúc, bạn cần chú ý những điều sau:
- Lựa chọn cơ sở uy tín: Nên lựa chọn bệnh viện thẩm mỹ uy tín đáp ứng tiêu chuẩn về công nghệ và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có tay nghề cao. Hãy tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hoặc tìm hiểu thông tin trên mạng để có cái nhìn tổng quan nhất
- Tìm hiểu kỹ về phương pháp nâng mũi: Trước khi quyết định thẩm mỹ mũi cấu trúc, bạn cần hiểu rõ những ưu điểm, nhược điểm, chi phí,... Ngoài ra cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ về mong muốn của mình và tình trạng sức khỏe để bác sĩ đưa ra tư vấn phù hợp nhất
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ: Trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, bạn cần thực hiện đúng các hướng dẫn về cách vệ sinh, uống thuốc, chế độ dinh dưỡng, kiêng khem, nghỉ ngơi và sinh hoạt để mũi mau hồi phục
- Tái khám định kỳ: Đây là việc rất quan trọng. Tái khám không chỉ để bác sĩ kiểm tra tiến độ hồi phục của mũi mà còn giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có phương hướng xử lý kịp thời
Như vậy, nâng mũi cấu trúc là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có thể mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và làm theo các lưu ý trên để hạn chế tối đa tác hại có thể xảy ra do nâng mũi cấu trúc.