Những lợi ích vô hình của việc đọc truyện, tiểu thuyết
Tôi thích đọc sách, nhiều hơn là thích đọc sách văn học, truyện hay tiểu thuyết. Tôi không phải một đứa đọc sách từ bé. Mãi đến năm lớp 10 tôi mới thoát ra được mấy chồng sách Toán nâng cao hay sách văn mẫu mà đọc một cuốn sách không ảnh hưởng mấy đến chương trình học tập. Thế giới của những người thích đọc sách cũng chia làm mấy kiểu.
Nội dung của bài Blog do tôi tổng hợp và dịch thuật bởi nhóm nghiên cứu về thần kinh và tâm lý học. Bạn có thể tham khảo các bài báo nghiên cứu gốc ở phần cuối.
Ý nghĩa của việc đọc truyện hoặc tiểu thuyết
Khi nhắc đến đọc, chúng ta có thể cho rằng đọc để tìm hiểu kiến thức là động lực lớn nhất để dành vài giờ cho một cuốn sách. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy đọc tiểu thuyết có thể mang tới các giá trị cao hơn hẳn so với sách phi hư cấu.
Những nghiên cứu trong khoa học thần kinh chỉ ra rằng bạn có thể đoán xem một con người có những khả năng và tính cách gì qua việc quan sát vào giá sách của họ.
Đọc sách cũng giúp con người phát triển sự đồng cảm, tâm trí và tư duy độc lập. Khi chúng ta đọc, chúng ta trau dồi và xây dựng một vài nhận thức khác nhau và có thể nói, đó là cốt lõi của EQ (Trí tuệ cảm xúc). Trong khi đó, đọc sách phi hư cấu (non-fic) đôi khi hoàn toàn không có lợi ích thực sự cho việc phát triển EQ.
Chữa lành tâm trí
Thư viện Theban (" Theban Magical Library ") cổ đại của Pharaoh Ramses II có dòng chữ "Căn nhà chữa lành cho tâm trí", cho thấy sức mạnh chữa lành của việc đọc đã được ghi nhận từ cả cổ chí kim.
Đọc cho phép chúng ta chìm đắm trong trí tưởng tượng và nó tạo ra cảm giác tập trung sâu xa, tạm giải toả tâm trí khỏi các tư tưởng hỗn loạn, mệt mỏi. Từ xa xưa, đọc là một hình thức nghỉ ngơi hiệu quả.
Tuy nhiên, giá trị chữa lành của việc đọc sách vượt xa chủ nghĩa thoát ly (escapism). Những câu chuyện hư cấu có thể giúp người đọc trải nghiệm và học hỏi cách thức đối mặt với khó khăn thử thách trong cuộc sống hàng ngày.
Câu chuyện thành công, thất bại, thích nghi hay sự kiên cường vượt mọi trở ngại, nghịch cảnh của nhân vật được hư cấu (hoặc hồi ký của tác giả) là trí tuệ, những bài học kinh nghiệm quý báu cùng cảm hứng nhằm tạo ra sức mạnh cho chúng ta đối mặt với cuộc sống của bản thân hơn.
Nâng cao ý thức tập thể, sự thấu hiểu và đồng cảm
Kết quả từ những nghiên cứu cho thấy rằng khi đọc những câu chuyện hư cấu yêu cầu người đọc phải tìm hiểu các cảm xúc khác nhau của người kể chuyện đối với nhân vật chính.
Do đó, những người đọc nhiều tiểu thuyết có khả năng phát triển cao về khả năng đồng cảm tâm lý. Khi nhận được nét tương đồng giữa bạn bản thân và người khác (nhóm nhân vật hư cấu), đọc tiểu thuyết giúp người đọc thấu hiểu và bỏ bớt sự định kiến.
Sự trải nghiệm, đặt mình vào tình huống của nhân vật có thể biến sự nghi ngờ, phán đoán trở nên thấu hiểu và đồng cảm, giúp người đọc hiểu biết sâu sắc về bản chất mối quan hệ nhân quả (Stansfield & Bunce, 2014).
Khi dấn thân vào thế giới hiện thực, về căn bản người đọc đang mài giũa khả năng đối mặt với vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Bằng chứng khoa học cho thấy rằng các vùng não giống hệt nhau chuyển động khi chúng ta nói về người khác và nhân vật của họ, dù liệu cá nhân ấy là nhân vật có thật hay hư cấu.
Bên cạnh đó, những cuộc xung đột và mối đe doạ, niềm vui sướng và sợ hãi, các sắc thái và động lực xã hội mở ra cho những nhân vật trong câu chuyện có thể cung cấp cho người đọc các hiểu biết có giá trị về con người và cuộc sống.
Người đọc cũng cảm nhận được hạnh phúc, nỗi sợ hãi, sự lo lắng, kinh ngạc, thích thú, sợ hãi, hồi hộp, lo âu hoặc hoảng sợ giống thành nhân vật đã trải qua.
Sách và trải nghiệm của riêng tôi
Sách giả tưởng mang đến cơ hội bất tận cho các chuyến du hành, kết nối và giác ngộ, và xa hơn là cảm giác tự do và tách biệt với thực tại để bước vào một thế giới mới.
Nếu ai hỏi đã lúc nào tôi thấy "tội lỗi" vì thời gian là vàng là bạc trong thế giới hối hả này và có cả trăm ngàn cuốn sách có thể sử dụng để làm giàu nhưng tôi không đọc mà chỉ đọc những điều hư cấu, hoàn toàn có thể, thì câu trả lời là tôi không hề hối tiếc.
Đến nay tôi đọc nhiều loại sách kể cả non-fiction lẫn fiction và tôi cũng đã nghĩ, nếu ngày trước mình đọc mấy quyển sách mà hội bán hàng đa cấp quảng cáo nhiều như vậy chắc giờ tôi đã trở thành triệu phú chưa.
Tuy vậy, câu trả lời của tôi là, nếu có thể đọc nhiều sách hơn nữa tôi sẽ giành thời gian với Jane Austen, Charles Dickens và Sherlock Holmes hay là Harry Potter (nói thật là tôi không đọc Sherlock Holmes và Harry Potter). Bởi mỗi người có một niềm vui khác nhau và tôi không nghĩ theo đuổi cái gì mình đam mê là một tội lỗi.
Tôi học rất nhiều về nghệ thuật tương nhận sáng tạo từ mỗi câu chuyện mình đọc. Tôi tin rằng người lương thiện sẽ có một kết thúc tốt đẹp và mụ thủ thuỷ độc ác sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Jane Austen và Lusia May Scott khiến tôi tin rằng các cô nàng khôn ngoan và dũng cảm sẽ tìm thấy một chàng trai xứng đôi. Tôi tin rằng trải qua những gian nan thử thách, nhân vật chính sẽ nhìn thấy sự tươi sáng của cuộc đời tôi. ...
Những niềm tin giống như một chỗ dựa giúp tôi vươn lên sự tươi sáng trong cuộc đời. Chúng khiến tôi thấy một niềm vui khi trở nên một người tử tế và biết tin tưởng vào những gì tốt đẹp hơn.
Chiến Thần Ở Rể - Vạn Thế Chiến Thần
Truyện Chiến Thần Ở Rể trên Vietwriter của tác giả Tiếu Tiếu kể về Tần Thanh Tâm dù mới hơn hai mươi tuổi, vẫn chỉ là sinh viên đại học năm tư, thế nhưng đã tự tay thành lập tập đoàn Tam Hòa, còn trở thành nữ giám đốc trẻ tuổi nhất, xinh đẹp nhất ở Giang Hải
Ngay lúc tập đoàn đang trên đà phát triển, đối thủ của cô đã bày mưu hãm hại, khiến cô trúng thuốc, sau đó xảy ra mối quan hệ mập mờ với một người bảo vệ.
Dương Thanh biết thân phận của mình thấp kém, không thể nào xứng với đóa hoa diễm lệ kia, vì vậy anh rời đi.
Nhưng anh muốn chịu trách nhiệm với cô. Anh muốn mình trở nên nổi bật, đủ sức đứng chung với cô, còn có khả năng bảo vệ cô.
Năm năm sau, anh có bản lĩnh, có danh vọng, vinh quang trở về muốn bù đắp cho cô.
Nhưng cô đối mặt với người đàn ông tàn nhẫn bỏ rơi mình năm ấy, liệu cô có tha thứ hay không?